Xuất khẩu tại chỗ và những thủ tục hải quan liên quan

Hiện nay với sự phát triển kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng làm ăn với nhau. Sự hợp tác này đã kéo theo nhiều phương thức xuất nhập khẩu làm cho đôi bên điều có lợi. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một hình thức xuất khẩu đó chính là xuất khẩu tại chỗ.

Xuất khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức mà hàng hóa được các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và bán lại cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo sự hướng dẫn của doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy xuất khẩu tại chỗ gồm những yếu tố như sau:

Bán hàng cho thương nhân nước ngoài
Địa điểm giao hàng ở tại Việt Nam
Hàng hóa phải được xuất khẩu tại chỗ

Những Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu tại chỗ

Với hình thức này thì thủ tục hải quan được quy định: Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC – Điều 86 & 16, Hồ sơ hải quan

Về Hồ sơ hải quan cũng được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cơ bản gồm các chứng từ: Tờ khai hải quan, Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, hoặc hóa đơn GTGT, Chứng từ vận tải, Kiểm tra chất lượng (nếu hàng thuộc diện phải kiểm tra), Chứng từ khác (nếu có)…, Thủ tục hải quan

Tin liên quan: Tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan

Điều đầu tiên doanh nghiệp xuất khẩu cần phải kê khai đầy đủ những thông tin xuất nhập khẩu cần thiết doanh nghiệp trên tờ khai dự trên những hợp đồng đã kỹ kết với thương nhân nước ngoài tại Việt Nam một cách chính xác nhất.

Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ

Bước tiếp theo là doanh nghiệp nhập khẩu cần làm những thủ tục cho việc nhập khẩu tại chỗ. Doanh nghiệp thực hiện bước này sau khi bên doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn thành những giấy tờ với chi cục hải quan.

Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

Sau đó cơ quan hải quan sẽ hoàn thành những bước như sau :nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng (nếu có), xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp biết.

Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu

Vào bước này thì doanh nghiệp bên nhập khẩu sẽ nhận hồ sơ đã được chi cục hải quan làm những thủ tục xuất khẩu tại chổ

Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu

Cuối cùng hải quan sẽ tiếp nhận khai hải quan cùng một số chứng từ khác. Để tiến hành những bước đăng ký tờ khai đúng theo quy định của xuất khẩu, nhập khẩu và tính thuế.

Nếu trong bước làm những thủ tục hải quan nếu bạn cảm thấy khó khăn thì hãy liên hệ chúng tôi. Chúng tôi là công ty Thiên Gia Phúc một trong những công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói hàng đầu tại hcm.